Quan điểm quốc tế về Hamas Hamas

Đối với các sử gia, các nhà chính trị học và luật gia của đa số các nước phương Tây thì Hamas là một phong trào khủng bố.[5] Các quốc gia dưới đây xem Hamas là một tổ chức khủng bố:

Ai CậpMột tòa án cấm Hamas hoạt động trên toàn nước Ai Cập.[6]
ÚcNhánh quân sự của Hamas, đội Izz ad-Din al-Qassam, được đưa vào danh sách các tổ chức khủng bố.[7]
ĐứcToà án tối cao Đức đã phán năm 2004, Hamas là một tổ chức thống nhất, không thể tách rời các hoạt động nhân đạo với chính trị và khủng bố được.[8]
Liên minh Âu châuHamas được liệt vào danh sách các tổ chức bị cấm, để mà chống khủng bố.[9]
IsraelBộ ngoại giao Do Thái tuyên bố, Hamas có một hạ tầng cơ sở khủng bố ở Gaza và Bờ Tây sông Jordan, hoạch định những cuộc khủng bố tại Israel. ("Hamas maintains a terrorist infrastructure in Gaza and the West Bank, and acts to carry out terrorist attacks in the territories and Israel.")[10]
Nhật Bảntuyên bố vào năm 2005, đóng băng tài sản của tổ chức khủng bố này.[11]
JordanHamas bị cấm từ năm 1999[12] cho tới 2011[13], tuy nhiên sau đó cho đó là một lỗi lầm.
CanadaHamas bị cho là một tổ chức Hồi giáo Sunni khủng bố quá khích ("a radical Sunni Muslim terrorist organization").[14][15]
Anh QuốcĐội Iz al-Din al-Qassem được liệt vào danh sách tổ chức khủng bố.[16]
Hoa KỳHamas được liệt vào danh sách tổ chức khủng bố ngoại quốc ("Foreign Terrorist Organization").[17]

Một số nước không cho Hamas là một tổ chức khủng bố hoặc vẫn giữ liên lạc vì một lý do nào đó:

Na UyNa Uy là quốc gia phương Tây đầu tiên vào năm 2007 công nhận chính phủ Palestine thống nhất giữa Hamas và Fatah. Đai diện của họ đã nhiều lần gặp gỡ đại diện của Hamas. Khi Hoa Kỳ tìm cách thuyết phục Na Uy chấm dứt sự liên lạc của họ với Hamas, ngoại trưởng Na Uy Jonas Gahr Støre đã trả lời vào năm 2006, là họ phải có chủ quyền để tự quyết định về các liên lạc với phía Hamas.[18]
NgaNga không xem Hamas là một tổ chức khủng bố. Đây là nước lớn duy nhất mà đã có những cuộc nói chuyện trực tiếp với Hamas, kể từ khi đảng này đã thắng cuộc bầu cử ở Palestine. Nga bào chữa cho quan điểm này, cho là họ có thể dùng đó làm áp lực để Hamas từ bỏ bạo lực và công nhận Israel.[19]
Thổ Nhĩ KỳThổ cũng không xem Hamas là một tổ chức khủng bố. Thủ tướng Erdoğan cho họ là những chiến sĩ đấu tranh cho tự do, bảo vệ tổ quốc của mình.[20]
Tổ chức Hợp tác Hồi giáoTổ chức này xem những tấn công bằng quân sự của Hamas nói chung không phải là những hành động khủng bố.[21] Họ có 57 thành viên.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hamas http://www.kleinezeitung.at/nachrichten/politik/35... http://www.nationalsecurity.gov.au/agd/www/nationa... http://www.psepc.gc.ca/prg/ns/le/cle-en.asp#hhi18 http://english.people.com.cn/200604/25/eng20060425... http://www.canada.com/montrealgazette/news/busines... http://cnsnews.com/news/article/pro-hamas-turkey-a... http://www.expatica.com/de/news/german-news/german... http://www.hurriyetdailynews.com/n.php?n=davutoglu... http://www.reuters.com/article/homepageCrisis/idUS... http://www.weeklystandard.com/blogs/jordan-tries-r...